Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Cách đăng ký kinh doanh cửa hàng

Cách đăng ký kinh doanh cửa hàng

Bạn đang dự định mở của hàng nhưng không biết có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Bạn đang loay hoay không biết thủ tục đăng ký gồm những gì? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho bạn.

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh có điều kiện, loại giấy này thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì các điều kiện đầu tư, các khoản đầu tư kinh doanh đó trong quá trình hoạt động kinh doanh

Cách đăng ký kinh doanh cửa hàng


Điều kiện kinh doanh là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải đáp ứng khi kinh doanh một ngành, nghề cụ thể, thể hiện bằng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu vốn pháp định hoặc các yêu cầu khác). Trên thực tế, chúng ta thường gọi tắt tất cả các loại giấy tờ này là giấy phép kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay theo Luật Doanh nghiệp 2005 (luật cũ) là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không phải là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đăng ký của cá nhân, tổ chức. Giấy phép kinh doanh là đơn xin phép của cá nhân hoặc tổ chức.

2. Những trường hợp cần đăng ký kinh doanh cửa hàng

Cách đăng ký kinh doanh cửa hàng


Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng ngày càng trở nên phổ biến và việc xin giấy phép kinh doanh cửa hàng (đăng ký hộ kinh doanh cá thể) cũng là thủ tục bắt buộc thực hiện đối với những cửa hàng đang hoạt động kinh doanh hoặc những cửa hàng sắp kinh doanh. Tuy nhiên có những trường hợp cần phải xin giấy phép kinh doanh cửa hàng và cũng có những trường hợp không phải xin giấy phép kinh doanh cửa hàng. Vậy bạn thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp trên? Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng được tiến hành ra sao? Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? ..v…v.. 

a. Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh bao gồm những đối tượng sau:

– Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.

– Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

b. Những trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh cửa hàng (cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể):

– Những đối tượng không thuộc trường hợp được quy định ở trên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng và tiến hành đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Do vậy, trường hợp của bạn phải tiến hành làm thủ tục xin giấy phép mở cửa hàng theo đúng quy định của pháp luật.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng gồm những gì?

Cách đăng ký kinh doanh cửa hàng


Để có thể đăng ký kinh doanh thành công cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Chủ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/huyện nơi mình dự tính kinh doanh bao gồm những thông tin và hồ sơ giấy tờ sau:

Đối với hộ kinh doanh cá thể

Nếu bạn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thì cần phải có:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, nội dung giấy đề nghị kinh doanh bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax, thư điện tử; ngành nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh, số lao động,…

Tờ đơn xin đăng ký kinh doanh (theo mẫu có sẵn) và ghi đầy đủ thông tin vào đơn

Nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, bạn cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (mẫu có sẵn)

Bản sao có công chứng hoặc có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc nơi đặt địa điểm kinh doanh

Bản sao chứng minh nhân dân của người thành lập Hộ kinh doanh

Trong trường hợp nhiều người (một nhóm người) cùng thành lập hộ kinh doanh thì cần phải có biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh

Giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh (có công chứng) nếu Hộ kinh doanh của bạn thuê địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp giấy thỏa thuận hoặc hợp đồng không có công chứng thì bạn phải nộp bản sao (có công chứng) quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của người cho thuê mặt bằng.

Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như: giấy CMND, thẻ căn cước công dân, nếu là người nước ngoài thì là hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài (Quy định tại Điều 21, Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp)

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Danh sách các thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên và công ty hợp danh), danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư (nếu là công ty cổ phần) và một số giấy tờ hợp lệ khác (vấn đề này được quy định rõ tại Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp)

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với công ty TNHH 1 thành viên bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ công ty; Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức và một số giấy tờ hợp lệ khác theo quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.

Cách đăng ký kinh doanh cửa hàng


Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cửa hàng trong thời hạn 3-5 ngày làm việc nếu có đủ các điều kiện sau đây.

Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật,
Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp với quy định;
Nộp lệ phí đăng ký: 100.000đ/ lần
Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ kinh doanh.

– Nếu sau thời gian quy định kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng thì người đăng ký có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

– Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên của tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế, cho Phòng Đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.