Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Có mấy loại hình công ty

 Có mấy loại hình công ty

Việc mở công ty giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng và đối tác một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, việc thành lập công ty cũng giúp doanh nghiệp có thể thực hiện những hoạt động, công việc trước pháp luật một cách dễ dàng hơn nếu có giấy phép đăng ký kinh doanh. Vậy hiện nay có bao nhiêu loại hình công ty và mở công ty cần những giấy tờ gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiển rõ hơn vấn đề này.

1. Công ty là gì? 

Một số khái niệm mà khi nghiên cứu khoa học pháp lý một số Quốc gia cho thấy:
Theo Pháp “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”.

Theo luật của bang Georgia – Mỹ “Công ty là một pháp nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trong điều lệ”.

Có mấy loại hình công ty

Theo luật của bang Lousiana – Mỹ “Công ty là một thực thể được tạo ra bởi luật định bao gồm một hoặc nhiều cá thể dưới một tên chung. Những thành viên có thể kế nghiệp lẫn nhau, vì thế công ty là một khối thống nhất. Tuy nhiên sự thay đổi của những các thể trong công ty cho một mục đích cụ thể nào đó được xem xét như một con người cụ thể”.

Tổng quan lại chúng ta có một khái niệm tổng quát như sau:
 “Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung”.

2. Có mấy loại hình công ty hiện nay?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đó là:

- Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân
Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó thường làm việc theo nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời là nhà quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Có mấy loại hình công ty
- Thứ hai, công ty hợp danh.
Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

- Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn
Gồm công ty TNHH 1 thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau, ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.

- Thứ tư, công ty cổ phần
Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

3. Có thể thành lập được bao nhiêu công ty?

Theo Khoản 3 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN, bởi vì cá nhân là chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên tài sản cá nhân khó có thể đảm bảo cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của DNTN nên luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Có mấy loại hình công ty

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một DNTN hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu DNTN hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP.

4. Để thành lập 1 công ty mới cần làm những gì? 

Hiện nay, đi kèm với việc điều kiện kinh doanh phát triển thì nhu cầu thành lập doanh nghiệp mới cũng đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng biết thành lập công ty mới cần làm những gì? Hồ sơ ra sao?

Thực tế, việc thành lập công ty hiện nay khá đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị đầy đủ thông tin doanh nghiệp, soạn thảo hồ sơ hợp lệ và tiến hành xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp là có thể bước đầu giúp công ty đi vào hoạt động.

Để thuận lợi mở công ty, doanh nghiệp có thể tiến hành theo quy trình thành lập công ty thành công được Nam Việt Luật chia sẻ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị tên và địa chỉ của công ty
* Địa chỉ công ty thì không được đặt ở khu vực cấm, nhà chung cư hay tập thể

– Công ty cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể.

– Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty .

* Tên công ty phải là duy nhất và không gây nhầm lẫn hay trùng lặp

– Công ty cần có tên riêng và tên riêng này phải là duy nhất, không được trùng hay giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó.

– Doanh nghiệp phải chuẩn bị tên công ty đầy đủ cấu trúc, gồm loại hình công ty + tên riêng. Loại hình sẽ là một trong 5 loại hình được nhắc đến trong loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng sẽ do doanh nghiệp tự đặt.

Có mấy loại hình công ty

– Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty .

Bước 2: Doanh nghiệp phải chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp và áp mã ngành chi tiết
– Công ty để có thể thực hiện hoạt động thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động . Phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề để có thể đăng ký kinh doanh. 

– Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi thành lập công ty mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan hay xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

– Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

Bước 3: Chuẩn bị vốn tối thiểu và vốn điều lệ sẽ đăng ký khi mở công ty
– Vốn là vấn đề quan trọng khi doanh nghiêp mở công ty . Trên thực tế, vì lĩnh vực rất đa dạng nên vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng hay điều kiện về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của từng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ bởi khi mới mở công ty cần khá nhiều chi tiêu. 

– Doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ khi mở công ty . Thông thường thì doanh nghiệp có thể tự kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn cũng như năng lực tài chính của mình, bởi vì pháp luật không có quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập công ty. 

+ Tuy nhiên, nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, ví dụ ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì cần thực hiện đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định, như vậy mới được tiến hành đăng ký kinh doanh. 

+ Doanh nghiệp không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp khi thành lập công ty , vì nó sẽ ảnh hưởng đến 1 phần uy tín của công ty trong mắt khách hàng hay đối tác.

Bước 4: Thực hiện chọn ra loại hình công ty và người đại diện pháp luật phù hợp cho doanh nghiệp
* Người đại diện pháp luật phải đáp ứng những quy định chung

– Công ty có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải là người có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng quyết định những công việc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

– Doanh nghiệp hãy chuẩn bị người có năng lực và trí tuệ và đủ tin tưởng. Bởi người đại diện có vai trò rất quan trọng, phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý liên quan trong công ty. Để thuận tiện, doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch… làm người đại diện pháp luật cho công ty .