Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Đăng ký cơ sở kinh doanh

Đăng ký cơ sở kinh doanh

Hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là đang phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, với sự kiểm soát và khống chế dịch bệnh hiệu quả, hoạt động kinh doanh nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, đã đạt được mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ. Việc đăng ký cơ sở kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến. Vậy trình tự và thủ tục thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đối tượng cần đăng ký cơ sở kinh doanh

Đối tượng cần đăng ký cơ sở kinh doanh là những đối tượng không nằm trong danh sách các ngành, nghề cấm kinh doanh:

- Kinh doanh các chất ma túy;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên;
- Kinh doanh mại dâm;

Đăng ký cơ sở kinh doanh

- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ.
- Ngành, nghề kinh doanh có nằm trong danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không?
- Tham khảo thêm: Danh sách các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Người đại diện đăng ký kinh doanh có đủ cơ sở pháp lý để đăng ký cơ sở kinh doanh hay không?
Cá nhân (hoặc tập thể) đại diện đăng ký kinh doanh cần phải đáp ứng các nhu cầu sau, để có thể đăng ký kinh doanh hợp pháp: Cá nhân (hoặc tập thể) phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 

2. Tại sao cần đăng ký kinh doanh?

 – Sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức – được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.

– Lòng tin của khách hàng: Việc được thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mạinào của cơ sở đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với cơ sở đã được đăng ký kinh doanh.

Đăng ký cơ sở kinh doanh


– Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty – doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đó là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. Điều đó, chỉ xảy ra khi bạn đã đăng ký kinh doanh.

– Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt: Tiến hành đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.

3. Thủ tục đăng ký cơ sở kinh doanh

- Giấy Đề nghị đăng ký kinh doanh, gồm có:
- Mẫu Giấy Đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước của người (hoặc nhóm người) đăng ký kinh doanh.
- Ngoài ra, còn cần những thông tin cần thiết khác để đăng ký cơ sở kinh doanh:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

Thủ tục đăng ký cơ sở kinh doanh

- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Tên đầy đủ, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình;
- Địa chỉ nơi cư trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình;
- Chữ ký người đại diện đăng ký.

4. Đăng ký cơ sở kinh doanh có cần nộp thuế không?

Theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, các cá nhân (nhóm cá nhân) khi hoạt động cơ sở kinh doanh cần phải nộp thuế Thu nhập cá nhân và Thuế giá trị gia tăng như sau:

“Điều 1. Người nộp thuế
Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

Đăng ký cơ sở kinh doanh
- Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
- Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
- Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.”