Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Hiện nay có rất nhiều người phân vân việc đăng ký kinh doanh nhỏ lẻ, không phải doanh nghiệp, hợp tác xã của mình thì có phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật không? Quá trình, thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.


1. Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Kinh doanh hộ gia đình là một hình thức kinh doanh hộ cá thể với quy mô nhỏ mà chủ sở hữu là cá nhân hoặc hộ gia đình bao gồm công dân đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực pháp lý và các yêu cầu dân sự tự đứng lên quản lý và vận hành mô hình kinh doanh của mình.

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình


2. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình

Theo quy định tại Điều 49, Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

"Điều 49. Hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình


- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

- Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

3. Các hình thức kinh doanh hộ gia đình?

Ngày nay, các hình thức kinh doanh hộ gia đình chưa được pháp luật quy định nên các cá nhân, tổ chức lựa chọn mô hình kinh doanh này thoải mái lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp. Dưới đây là một số hình thức kinh doanh hộ gia đình phổ biến hiện nay:

- Kinh doanh các quán ăn
- Bán hàng tạp hóa
- Kinh doanh sản phẩm gia dụng….

4. Khi nào phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình?

Nên thành lập công ty hay kinh doanh hộ gia đình để phù hợp với quy mô hoạt động của bản thân. Đây là câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay do nhiều người khi bắt đầu kinh doanh thường phân vân không biết nên lựa chọn hình thức nào để phù hợp với bản thân khi tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh. 

- Những cá nhân, hộ gia đình sau thường phù hợp thành lập kinh doanh cá thể thay vì thành lập công ty, doanh nghiệp:

Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), điều này sẽ giúp tránh được các phiền hà, phức tạp liên quan đến thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…….
Những cá nhân, hộ gia đình có vốn ít và hoạt động kinh doanh theo mô hình nhỏ lẻ vì thành lập công ty, doanh nghiệp thì cần phải sử dụng một số vốn lớn và bộ máy hoạt động trong công ty, doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn. Những tổ chức, cá nhân nên cấn nhắc đặc điểm này trước khi quyết định thành lập công ty thay vì kinh doanh hộ gia đình.
Những cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép kinh doanh khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra mà không cần phải thành lập công ty.

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình


- Trường hợp không cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh gia đình:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì những trường hợp sau đây không phải đăng ký thành lập kinh doanh hộ gia đình:

Buôn bán hàng rong (buôn bán dạo).
Buôn bán vặt: mua bán vật dụng nhỏ lẻ,….
Bán quà vặt: mua bán thúc ăn, đồ uống, bánh kẹo,…có hoặc không có địa điểm cố định.
Buôn chuyến: mua hàng hóa theo chuyến từ nơi khác về để bán cho ng­ười bán lẻ hoặc bán cho người mua buôn.
Thực hiện các dịch vụ, kinh doanh lưu động: đánh giày, cắt tóc, chữa khóa, chụp ảnh, bán vé số, sửa chữa xe, rửa xe và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
Cá nhân, hộ gia đình làm muối, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Kinh doanh dịch vụ có thu nhập thấp.

Lưu ý: Vẫn phải đăng ký kinh doanh hộ gia đình khi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, những ngành, nghề có thu nhập thấp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng trên phạm vi địa phương.

5. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh gia đình

Việc tiến hành thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ: 

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về hồ sơ thành lập công ty TNHH).
- Bản sao hợp lệ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh, người đại diện hộ gia đình.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình


- Đối với những ngành, nghề cần có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền
- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh.
- Trường hợp thuê, mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm giấy thỏa thuận thuê mượn; hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực. Trường hợp giấy thỏa thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê mượn mặt bằng không công chứng hoặc chứng thực thì xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê, mượn mặt bằng

6. Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp

- Đầu tiên, hộ kinh doanh nộp 1 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi muốn đặt địa điểm kinh doanh.
- Thứ hai, cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ; trao giấy biên nhận cho hộ kinh doanh. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc văn phòng UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ; sau đó chuyển sang Bộ phận đăng ký kinh doanh thuộc Phòng Tài chính kế hoạch.

Đăng ký kinh doanh hộ gia đình
- Thứ ba, chuyên viên theo dõi hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; kiểm tra thực tế (nếu thuộc ngành nghề cần kiểm tra theo quy định); trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho hộ kinh doanh hoặc thông báo bằng văn bản cho hộ kinh doanh cá thể để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu xem xét thấy hồ sơ không hợp lệ.
- Thứ tư, chuyên viên xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký chuyển lãnh đạo UBND cấp huyện ký; chuyển Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho hộ kinh doanh