Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Tên hộ kinh doanh và tên bằng hiệu

 Tên hộ kinh doanh và tên bằng hiệu

Hộ kinh doanh đều phải có một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh. Tại các địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh thường treo biển hiệu có chưa tên hộ kinh doanh. Vậy tên hộ kinh doanh là gì? Tên hộ kinh doanh khác tên bằng hiệu như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hộ kinh doanh là gì?

Hiện nay pháp luật nước ta đã quy định chi tiết về hộ kinh doanh tại các văn bản luật và văn bản dưới luật. Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định như sau: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”

Tên hộ kinh doanh và tên bằng hiệu


Như vậy hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hay một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định, có thể chịu trách nhiệm đầy đủ cho hành vi cua mình hoặc một hộ gia đình làm chủ và chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

2. Quy định về đặt tên hộ kinh doanh

Theo quy định hiện hành về đăng ký kinh doanh, khi đăng ký lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp bạn có quyền đặt tên phù hợp cho hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp miễn là không gây trùng, nhầm lẫn với tên của chủ thể đã đăng ký trước đó. Tên của hộ kinh doanh/doanh nghiệp thường cấu tạo bởi 2 thành tố:

- Loại hình doanh nghiệp (vd: Công ty TNHH, Công ty cổ phần)/ hộ kinh doanh; và

- Tên riêng doanh nghiệp/ hộ kinh doanh.

Tên hộ kinh doanh và tên bằng hiệu

Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp/hộ kinh doanh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Như vậy, luật hiện hành không bắt buộc tên riêng của doanh nghiệp/hộ kinh doanh phải được phát âm bằng \"tiếng Việt\". Ngoài ra, trong trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tên riêng của doanh nghiệp có thể được giữ lại tên của công ty mẹ/chủ đầu tư ở nước ngoài. Do đó, \"tên tiếng Việt\" của một số doanh nghiệp/hộ kinh doanh hiện hành vẫn có thể được đặt và phát âm thành \"tiếng Anh\". Thêm vào đó, đối với doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh, bạn có thể đặt \"tên viết bằng tiếng nước ngoài\", nghĩa là tên dịch ra tiếng nước ngoài từ tên tiếng Việt đã đặt.

3. Tên hộ kinh doanh là gì?

Khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên hộ kinh doanh như sau:

"1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

-  Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

Tên hộ kinh doanh và tên bằng hiệu
-  Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu."

Theo đó, tên hộ kinh doanh bắt buộc phải có cụm từ Hộ kinh doanh.

4. Cách đặt tên bằng hiệu 

Khoản 1 Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:

“1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Địa chỉ, điện thoại.”. 

5. Lưu ý khi đặt tên cho hộ kinh doanh

+) Đặt tên hộ kinh doanh dựa trên ngành, nghề đăng ký hoạt động;

+) Đặt tên hộ kinh doanh theo tên cá nhân sao cho phù hợp;

+) Đặt tên hộ kinh doanh theo tên địa danh nổi bật về các mặt hàng kinh doanh mang tính bản địa;

+) Đặt tên hộ kinh doanh bằng các tính từ phổ biến gây ấn tượng với khách hàng;

Tên hộ kinh doanh và tên bằng hiệu

+) Đặt tên hộ kinh doanh theo các danh từ liên quan đến cuộc sống, phổ biến trong xã hội;

+) Đặt tên hộ kinh doanh kết hợp với các từ ngoại ngữ ( ví dụ như: fashion, shoes, shop, spa,..).

Việc quy định các điều kiện về đặt tên hộ kinh doanh như vậy nhằm mục đích tránh gây nhầm lẫn đối với các doanh nghiệp, các công ty và hộ kinh doanh khác đang hoạt động kinh doanh trên thị trường. Mặt khác, cũng hạn chế được trường hợp các chủ thể lợi dụng việc đặt tên hộ kinh doanh trùng nhau để cạnh tranh không lành mạnh đối với các hộ kinh doanh khác. Từ đó, góp phần đảm bảo lợi ích cho khách hàng, người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm của các hộ kinh doanh khác nhau và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh.trên địa bàn