Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

Kinh doanh cửa hàng là một trong những nghành nghề phổ biến  hiện nay. Nếu như bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh thì cần những giấy tờ, thủ tục gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này. 

1. Kinh doanh cửa hàng là gì?

Kinh doanh cửa hàng là hình thức kinh doanh hộ gia đình với những cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ. Tùy vào mặt hàng kinh doanh mà chủ cửa hàng đăng ký nghành nghề kinh doanh với cơ quan chức năng để được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

Kinh doanh cửa hàng là hình thức kinh doanh phổ biến ở nước ta với đa dạng các mặt hàng kinh doanh, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

2. Đặc điểm mô hình kinh doanh cửa hàng nhỏ lẻ

- Quy mô nhỏ lẻ, vốn thấp
- Tự cá nhân hay gia đình đăng ký kinh doanh theo hình thức kinh doanh hộ gia đình
- Số lượng lao động giới hạn từ 10 người trở lại

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

- Người đại diện hộ kinh doanh phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động kinh doanh
- Không thể góp vốn nếu không phải là thành viên hộ gia đình

3. Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh bao gồm những đối tượng sau:

  Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.

  Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng


- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
- Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
- Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

4. Mở cửa hàng kinh doanh cần thủ tục gì?

Bước đầu tiên trong thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng chính là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/huyện nơi mình dự định hoạt động kinh doanh:

Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

– CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng;

– Hộ khẩu sao y công chứng;

– Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng;

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh ghi đầy đủ thông tin sau:

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động sử dụng;
- Họ và tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh;

Trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng, nếu như cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì sẽ thông báo bằng văn bản và gửi đến cho bạn.

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế và Phòng Đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Thời gian xử lý sẽ là từ 3-5 ngày, nếu như sau thời gian trên mà bạn vẫn chưa nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.